Trong mối quan hệ lao động có thể phát sinh nhiều yếu tố khiến sự khác biệt về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng cao dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động xảy ra. Vậy tranh chấp lao động là gì? Cơ quan nào là có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Nó bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Được chia ra làm 02 loại:
– Tranh chấp lao động cá nhân thường phát sinh từ việc áp dụng quy định pháp luật lao động, thường phát sinh từ hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo, nội quy lao động liên quan trực tiếp đến từng cá nhân đó trong việc thực hiện, duy trì, chấm dứt hợp đồng.
– Tranh chấp lao động tập thể thường phát sinh từ Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động không chỉ về nghĩa vụ mà còn về quyền lợi của tập thể người lao động, trong đó:
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Đối với tranh chấp lao động với cá nhân thì thẩm quyền giải quyết là:
– Hoà giải viên lao động.
– Toà án nhân dân
Đối với tranh chấp lao động với tập thể:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
+ Hoà giải viên lao động;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
+ Toà án nhân dân.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Hoà giải viên lao động;
+ Hội đồng trọng tài lao động.
Đều phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trừ các điều sau:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tại Điều 194 Bộ luật lao động quy định như sau
Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp lao động cung cấp các dịch vụ sau:
Liên hệ với Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú để được tư vấn, và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.
Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.
SĐT: 0982 822 459 – 0913 700 055